Các nhóm sản phẩm CMC

25 số liệu thống kê Cloud Computing phải biết trong 2020

Th1 07, 2020

Thập kỉ 20s đánh dấu sự chuyển mình trong lĩnh vực IT của hàng loạt các công ty thông qua việc chuyển đổi dữ liệu lưu trữ của mình lên nền tảng cloud. Cloud có thể là một sự thay thế thích hợp cho việc lưu trữ web hosting. Thậm chí sẽ tốt hơn nếu […]

Thập kỉ 20s đánh dấu sự chuyển mình trong lĩnh vực IT của hàng loạt các công ty thông qua việc chuyển đổi dữ liệu lưu trữ của mình lên nền tảng cloud.

Cloud có thể là một sự thay thế thích hợp cho việc lưu trữ web hosting. Thậm chí sẽ tốt hơn nếu công ty lưu trữ web của người dùng là một trong số các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ cloud hiện đại (ví dụ: công ty InMotion Hosting hoặc HostGator).

Cloud có thực sự tốt hơn?

Bài viết này sẽ đưa ra 25 số liệu thống kê nổi bật năm 2020 để làm rõ vấn đề này.
  • Thị trường public cloud computing toàn cầu được thiết lập để vượt ngưỡng 330 tỉ đô la vào năm 2020.
  • Cung cấp quyền truy cập dữ liệu từ mọi nơi là lý do hàng đầu cho việc áp dụng cloud.
  • Ngân sách cloud trung bình hàng năm của các tổ chức là 2,2 triệu đô la trong năm 2018.
  • Khoảng 1/3 ngân sách của các công ty IT được dành cho các dịch vụ cloud.
  • Quyền riêng tư, bảo mật và thiếu đào tạo nhân viên là những rào cản hàng đầu đối với việc áp dụng cloud.
  • Tỉ lệ áp dụng hybrid cloud là 58%.

Bên cạnh đó, có thể xem các xu hướng trong cloud computing và quyết định xem mô hình này có phù hợp với doanh nghiệp của mình về lâu dài hay không.

Để minh họa về nội dung của bài viết này, hãy bắt đầu với một bức tranh thực tại.

Những con số ấn tượng về Cloud Computing
“Cloud là cách làm computing, không phải nơi làm computing”- – Paul Maritz, CEO của VMware
1. 90% các công ty đang trên cloud.
(Nguồn: 451)
Chỉ số này xuất hiện để cho thấy cloud đã là lĩnh vực chủ đạo trong năm 2019.
Hơn nữa, các chuyên gia cho biết 60% workload đang chạy trên một dịch vụ cloud trong năm 2019, tăng 15% so với năm 2018.

2. Amazon Web Services là nhà cung cấp cloud hàng đầu với 32% cổ phần.
(Nguồn: Canalys)
Còn được gọi là AWS, bộ phận computing cloud của Amazon, đã dẫn đầu trong thị trường công nghiệp cloud trong vài năm gần đây.
Khi được ra mắt vào năm 2006, AWS chỉ cung cấp duy nhất 1 dịch vụ, hiện nay con số này đã lên tới 140 dịch vụ.
Một sự thật thú vị là AWS chiếm 13% tổng doanh số của Amazon.

3. Các Cloud data center sẽ xử lý 94% workload vào năm 2021.
(Nguồn: Cisco)
Thống kê này tóm tắt tương lai của Web.
Xu hướng cloud computing cho thấy sự tăng trưởng hàng năm, kể từ được ra mắt.
Cuối cùng, tại một thời điểm nào đó trong tương lai gần, các data center truyền thống sẽ bị lỗi thời.

4. Mĩ là thị trường public cloud quan trọng nhất với chi tiêu dự kiến là 124,6 tỉ đô la vào năm 2019.
(Nguồn: IDC)
Về chi tiêu cloud computing, việc Mĩ xếp đầu bảng là không thể phủ định. Thậm chí thị trường của Mĩ lớn hơn so với bốn thị dưới xếp dưới kết hợp.
Dưới đây là những quốc gia chi nhiều nhất cho công nghệ cloud computing vào năm 2019:

  • Hoa Kỳ – $ 124,6 tỉ
  • Trung Quốc – 10,5 tỉ đô la
  • Vương quốc Anh – 10 tỉ đô la
  • Đức – 9,5 tỉ đô la
  • Nhật Bản – 7,4 tỉ đô la

5. Thị trường cloud computing toàn cầu dự kiến sẽ đạt 623,3 tỉ USD vào năm 2023.
(Nguồn: Report Linker)
Theo thống kê tăng trưởng cloud computing, ngành công nghiệp sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 18%.
Năm 2018, quy mô thị trường được định giá là 272 tỉ đô la.

6. Chi tiêu cho cloud infrastructure đã vượt 80 tỉ đô la trong năm 2018.
(Nguồn: Canalys)
Điều này có thể cung cấp một số ý tưởng về quy mô của ngành công nghiệp.
Năm 2017 chi tiêu chỉ ở mức 55 tỉ đô la.
Tốc độ tăng trưởng của cloud rất ấn tượng. Nếu như cloud được chấp nhận nhanh như vậy, chác chắn nó đáng để sử dụng.

Phân biệt các loại Cloud:
Có ba loại cloud chính:

  • Public Cloud – đề cập đến mô hình mà các dịch vụ được cung cấp qua internet.
  • Private Cloud – được thiết kế để sử dụng nội bộ bởi một tổ chức duy nhất.
  • Hybrid Cloud – đây là khi một công ty sử dụng cả 2 loại cloud nói trên.

Về cơ bản, sự khác biệt duy nhất là người sở hữu infrastructure.

7. Doanh nghiệp quy mô vừa thường chạy 38% workload tại public cloud và 41% trong private cloud.
(Nguồn: RightScale)
Thông thường, các doanh nghiệp điều hành một phần đáng kể workload của họ trong một private cloud (46%) và một phần nhỏ hơn (33%) trong public cloud.
Mặt khác, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thích sử dụng public cloud (43%), thay vì các giải pháp tư nhân (private cloud) đắt hơn (35%).
Thống kê cloud computing cũng cho thấy chi tiêu public cloud đang tăng nhanh gấp 3 lần so với việc sử dụng private cloud.
Do đó, các chuyên gia dự đoán sự chênh lệch giữa 2 loại hình này sẽ còn tăng lên.

8. Thị trường public cloud computing toàn cầu đã được thiết lập để đạt mức doanh thu $258 tỉ vào năm 2019.
(Nguồn: Statista)
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình cloud. Dựa vào các số liệu, có thể nhận đinh rằng ngành công nghiệp cloud đang nở rộ.
Chỉ hai năm trước, vào 2017, con số này là khoảng một nửa – 154 tỉ đô la.
Để tìm hiểu nguyên nhân của sự tang trưởng đột biến này, cần phân tích trên nhiều yếu tố.
Trước hết, cần phân biệt các loại dịch vụ chính được cung cấp:

  • Software as a Service (SaaS) (Phần mềm dưới dạng dịch vụ) – Các ứng dụng được khách hàng truy cập thông qua trình duyệt web hoặc một số ứng dụng nhẹ. Các ứng dụng Google (như Gmail, Google Drive và Google Play) là một ví dụ hoàn hảo về SaaS và các website builder phổ biến như WiX và Squarespace cũng vậy.
  • Platform as a Service (PaaS) (Nền tảng dưới dạng một Dịch vụ) – Nơi phát triển và thử nghiệm ứng dụng. Nó được ví như một phòng thí nghiệm môi trường khép kín cho các developer ứng dụng.
  • Infrastructure as a Service (IaaS) (Cơ sở hạ tầng dưới dạng một dịch vụ) – Một lượng lớn tài nguyên máy tính trong môi trường ảo. IaaS bao gồm lưu trữ dữ liệu, ảo hóa, servers và networking.

Trong lĩnh vực web hosting (lưu trữ web), dịch vụ cloud thường được chia thành 2 loại: managed và unmanaged (được quản lý và không được quản lý). Loại unmanaged đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật vì người mua dịch vụ chịu trách nhiệm thiết lập và bảo trì cloud, trong khi loại managed cung cấp chuyên môn kỹ thuật.
Loại và mức độ hỗ trợ kỹ thuật nhận được thay đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ managed cloud sang một nhà cung cấp khác, có thể rất kỹ lưỡng nếu cần thiết.

9. 89% các công ty sử dụng SaaS.
(Nguồn: IDG)
Mặc dù các mô hình phân phối khác đang dần đạt được nhiều chỗ đứng hơn, nhưng SaaS vẫn là mô hình phổ biến nhất. Theo thống kê cloud computing, 4 trong số 5 công ty sử dụng IaaS và gần 2/3 công ty (61%) sử dụng PaaS.

10. Doanh thu từ SaaS dự kiến sẽ đạt 85,1 tỉ USD vào năm 2019.
(Nguồn: Gartner)
Do áp dụng quy mô lớn SaaS, loại dịch vụ này mang lại rất nhiều doanh thu.
Hơn nữa, dịch vụ này dự kiến sẽ là “hái ra tiền” nhiều nhất trong suốt năm 2021. Dự báo Gartner từ dự đoán doanh thu từ riêng SaaS vào năm 2021 sẽ là 113,1 tỉ USD.
IaaS đứng ở vị trí thứ hai với 39,5 tỉ đô la cho năm 2019, tiếp theo là PaaS với doanh thu dự kiến 18,8 tỉ đô la.

11. IaaS là dịch vụ chi tiêu trên nền tảng cloud phát triển nhanh nhất với CAGR năm năm là 33,7%.
(Nguồn: IDC)
Mặc dù SaaS vẫn là phân khúc lớn nhất trong điện toán cloud, IaaS đang tăng tốc, về mặt doanh thu. Trên thực tế, tất cả các dịch vụ đều thấy sự gia tăng trong việc áp dụng, hàng năm. Các dịch vụ cơ sở hạ tầng chỉ làm cho tiến độ nhanh hơn. Chi tiêu PaaS theo sau với 29,8% CAGR.

12. 75% của tất cả các cloud workload và các compute instance sẽ là SaaS vào năm 2021.
(Nguồn: Cisco)
Theo Cisco, SaaS và PaaS sẽ phát triển trong những năm tới. Chỉ IaaS sẽ thấy một cuộc suy thoái vừa phải, đạt 16% vào năm 2021.
Thống kê áp dụng điện toán cloud chỉ ra lý do tại sao bạn nên di chuyển lên cloud.

13. Cung cấp quyền truy cập vào data từ bất cứ đâu là lý do chính cho việc sử dụng cloud.
(Nguồn: Sysgroup)
Khi một công ty quyết định áp dụng dịch vụ cloud, câu hỏi thường trực sẽ là “Tại sao”?
Mặc dù tiết kiệm ngân sách là một động lực tốt, nhưng nó không phải là lý do chính.
Chúng ta đang sống trong thời đại công nhân BYOD và giờ làm việc linh hoạt. Khả năng làm việc bên ngoài văn phòng làm cho các công ty dễ dàng hơn trong việc phát triển toàn cầu hơn và kết nối lẫn nhau.
Đó là lý do tại sao 42% trong số các doanh nghiệp nói rằng việc cung cấp quyền truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi, là động lực chính cho việc áp dụng cloud.
Khôi phục sau sự cố (38%), linh hoạt (37%) và giảm thiểu tác vụ cho nhân viên IT (36%) cũng nằm trong số những câu trả lời. Vậy khi muốn chuyển đổi, cần chọn mô hình cloud như thế nào?

14. Tỷ lệ sử dụng Hybird Cloud là 58%.
(Nguồn: RightScale)
Hầu hết mọi doanh nghiệp (84%) sử dụng cloud, đều xây dựng chiến lược đa cloud. Có nghĩa là, họ sử dụng nhiều hơn một public cloud hoặc private cloud.
Chiến lược hybrid, đặc biệt, thúc đẩy một số lợi ích nhất định. Theo thống kê cloud computing, việc áp dụng public cloud là 91%, trong khi 72% sử dụng giải pháp private cloud.

15. Dịch vụ chuyên nghiệp chiếm 12,2% chi tiêu trên nền tảng cloud toàn cầu.
(Nguồn: IDC)
Dịch vụ chuyên nghiệp (12,2%), sản xuất rời rạc (11,8%) và ngân hàng (10,6%) chiếm hơn 1/3 chi tiêu toàn cầu. Mỗi lĩnh vực có kế hoạch chi hơn 20 tỷ đô la cho các dịch vụ cloud vào năm 2020.
Xu hướng tương lai của cloud coputing cho thấy quy trình sản xuất và bán lẻ cũng đầu tư rất nhiều vào cloud. Chúng sẽ là hai ngành công nghiệp khác có mặt trong số năm chi tiêu hàng đầu vào năm 2022.
Trong mọi trường hợp, việc áp dụng cloud là con dao hai lưỡi.

Ưu và nhược điểm của việc áp dụng cloud
Mặc dù số liệu thống kê điện toán cloud cho đến nay trông vẫn đầy triển vọng, tuy nhiên cần lưu ý một số rủi ro có thể xảy ra:

16. Quyền riêng tư và bảo mật là hai rào cản chính cho việc áp dụng cloud.
(Nguồn: Logicmonitor, IDC)
Gần 2/3 các tổ chức coi bảo mật là thách thức lớn nhất đối với việc áp dụng cloud.
Các vấn đề quyền riêng tư và quy định, cùng với việc quản trị và tuân thủ các dịch vụ cloud khiến hơn 60% doanh nghiệp lo lắng.
Một trong những sự thật ít được biết đến của cloud computing là trên 50% các tổ chức thiếu nhân viên có kinh nghiệm về cloud và điều này tạo thành một trong những thách thức chính đối với việc áp dụng cloud.

17. Gần 1/2 các tổ chức sử dụng encryption (mã hóa) hoặc các biện pháp bảo vệ an ninh khác để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trong cloud.
(Nguồn: Gemalto)
75% chuyên gia IT nhận định việc quản lý quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu trong môi trường cloud trở nên phức tạp hơn so với bảo mật dữ liệu cục bộ. Khi ngày càng nhiều dữ liệu của công ty được lưu trữ trên cloud (43% trong năm 2017), điều này gây ra rủi ro bảo mật.
Tuy nhiên, 53% các công ty đặt mục tiêu tăng cường bảo mật cloud bằng các kỹ thuật khác nhau – ví dụ như multi-factor identification (nhận dạng đa yếu tố).
Thống kê cloud computing cho thấy bảo mật là một trong những mối quan tâm chính hiện nay và công ty đang đề cao cảnh giác.

18. Workload IaaS trên public cloud sẽ gặp sự cố bảo mật ít hơn 60% so với các data center truyền thống vào năm 2020.
(Nguồn: Gartner)
Automation (Tự động hóa) là chìa khóa để loại bỏ khả năng lỗi của con người. Di chuyển dữ liệu lên cloud không phải là một sự đánh đổi an ninh. Các công ty có thể hưởng lợi từ bảo mật cloud tích hợp.
Gartner dự đoán rằng đến năm 2022, ít nhất 95% lỗi bảo mật trong cloud sẽ do khách hàng gây ra.
Các nhà cung cấp cloud computing là các công ty trị giá hàng tỷ đô la, vì vậy họ có thể tạo ra các cơ chế bảo vệ nhiều lớp hiện đại hàng đầu. Bảo mật là vấn đề tốn kém và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự chi trả được.

19. Tối ưu hóa chi phí là lý do chính 47% doanh nghiệp di chuyển lên nền tảng cloud.
(Nguồn: Opsramp, Skyhighnetworks, Directive)
Điểm thú vị của cloud là nó có các sản phẩm khác nhau phù hợp với mọi ngân sách. Ngoài ra, khách hàng chỉ trả tiền cho những gì họ sử dụng.
Ví dụ:
Việc sở hữu một trang web bán đồ trang trí Giáng sinh sẽ cần sử dụng lưu trữ truyền thống. Công ty sẽ phải trả cho công ty lưu trữ một khoản cố định mỗi tháng.
Lượng khách truy cập vào thời gian thấp điểm từ tháng 2 đến tháng 10 rất hạn chế. Chỉ đến vài tuần trước Giáng sinh là khi lưu lượng truy cập tăng vô cùng dẫn đến một số vấn đề có thể phát sinh:

  • Web tải chậm do lượng ngươi truy cập lớn
  • Web chậm làm tổn thương bottom line

Với cloud computing, các rủi ro nói trên sẽ được loại trừ.
Thứ nhất, doanh nghiệp trả ít hơn (thậm chí gần như không mất phí) trong những tháng trang web thiếu lưu lượng truy cập.
Thứ hai, khi số lượng khách truy cập trên mạng thực sự tăng lên, cloud sẽ ngay lập tức cung cấp nhiều tài nguyên hơn để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Khi lưu lượng truy cập giảm trở lại, các tài nguyên được chuyển hướng ở nơi khác, vì vậy doanh nghiệp chỉ phải trả phí cho lưu lượng truy cập tuỳ theo từng thời điểm.
Quay trở lại với số liệu thống kê cloud coputing, mức tiết kiệm trung bình khi di chuyển lên cloud đạt tới khoảng 15% cho tất cả chi tiêu IT.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng lợi nhiều nhất, vì họ chi ít hơn 36% cho IT.
Bàn về vấn đề tiền bạc, dưới đây là thống kê chi phí cloud trên khắp thế giới.

Chi tiêu cloud toàn cầu
Thị phần cho cloud computing toàn cầu là một con số lớn.
Điều này chỉ có nghĩa là các công ty dành rất nhiều tiền để chi cho các dịch vụ cloud. Cụ thể:

20. Ngân sách cho cloud trung bình hàng năm là 2,2 triệu đô la trong năm 2018.
(Nguồn: IDG)
Trở lại năm 2016, con số này từng là 1,6 triệu đô la. Điều này cho thấy mức tăng 36% chỉ trong 2 năm.
Rõ ràng đây là tốc độ tăng trưởng rất đáng kinh ngạc. Đáng chú ý, ngân sách cloud của SMB (các doanh nghiệp vừa và nhỏ) còn tăng nhanh hơn thế, cụ thể con số này tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2016.
Ngân sách cloud trung bình cho SMB là 889.000 đô la trong năm 2018, trong khi tổng ngân sách của các doanh nghiệp đạt 3,5 triệu đô la.

21. Khoảng 1/3 ngân sách IT của các công ty dành cho dịch vụ cloud.
(Nguồn: Spiceworks, IDG)
Các dịch vụ cloud dẫn đầu về doanh thu là:

  • Online backup/recovery (Sao lưu/phục hồi trực tuyến): 15% chi tiêu liên quan đến cloud.
  • Email hosting (Lưu trữ email): 11%
  • Online producvity (Năng suất trực tuyến): 9%
  • Web hosting (Lưu trữ web): 9%

Các công ty nhỏ hơn vẫn dành ít ngân sách IT hơn cho cloud, khoảng 20%.
Các doanh nghiệp, dành gần 25% quỹ IT của họ theo cách này.

22. Các công ty dự định chi nhiều hơn 24% cho public cloud vào năm 2019 (so với năm 2018).
(Nguồn: RightScale)
Đầu tư tăng lên trong cloud computing không phải do tỷ lệ sử dụng riêng cao.
Một số công ty gặp khó khăn trong việc quản lý việc sử dụng cloud và đã chi tiền cho việc đó. Nó thực sự đã trở thành một phần lớn trong chi phí mà công ty dành cho cloud.
Đây là lý do tại sao, trong ba năm qua, tiết kiệm chi phí là ưu tiên hàng đầu của các công ty. Gần hai phần ba (64%) đã cố gắng giảm chi tiêu trên cloud vào năm 2019.
Xu hướng điện cloud computing toàn cầu chỉ cho thấy một số ít các công ty đã xây dựng các chính sách tự động để đối mặt với vấn đề này.
Các công ty ước tính 27% ngân sách cloud computing của mình đã bị lãng phí vào năm 2019 do quản lý kém.
Đến đây, khoản tiền các công ty trả cho dịch vụ cloud và lý do tại sao họ sử dụng cloud đã sáng tỏ. Để có cái nhìn đa chiều, hãy cùng xem xét đến các nhà cung cấp.

Bộ ba ông lớn trong ngành cloud computing: AWS, Azure và Google Cloud
Có rất nhiều nhà cung cấp trong ngành cloud computing, tuy nhiên bộ ba mạnh nhất có thể kể đến là AWS, Azure và Google Cloud.

23. Tổng thị phần của Amazon, Microsoft và Google chiếm 57% thị trường cloud computing toàn cầu năm 2018.
(Nguồn: Canalys)
Như đã đề cập ở trên, AWS nắm giữ gần 1/3 thị trường. Vậy các đối thử cạnh tranh phải như làm thế nào?
Thống kê cloud computing xếp Microsoft Azure đứng thứ 2 với 16,8% thị trường cloud toàn cầu. Các dịch vụ computing của Google Cloud chiếm 8,5%.
Mặc dù AWS vượt xa các đối thủ của mình, cả mức tăng trưởng của Azure và Google Cloud trên YoY đều cao hơn. Tuy nhiên Microsoft Azure đang có dấu hiệu bắt kịp, mặc dù sẽ mất nhiều thời gian để thực sự đến đó.
Có thể đề cập đến Alibaba Cloud (4%) và IBM Cloud (3.8%) ở khá xa phía sau.

24. AWS và Azure là nhà cung cấp được lựa chọn cho 93% khách hàng mới bắt đầu sử dụng cloud.
(Nguồn: RightScale)
AWS thu hút gần một nửa số người dùng cloud giai đoạn đầu (52%) và Azure được chọn bởi 41%. Kết quả của Google thường đến từ những người dùng cao cấp hơn (24%), trong khi chỉ có 9% người mới bắt đầu với Google Cloud.

25. Doanh thu AWS trong quý 1 năm 2019 lớn hơn cả Azure và Google Cloud cộng lại.
(Nguồn: Canalys)
Amazon đang làm rất tốt, và AWS đã kiếm được hơn 7,6 tỉ đô la chỉ trong quý đầu năm 2019.
Azure kiếm được cho Microsoft tổng cộng 3,4 tỉ đô la trong cùng thời gian. Doanh thu của nó đã tăng 75% kể từ quý 1 năm 2018.
Google, tuy nhiên, tự hào có kết quả tốt nhất trong số này. Doanh thu dịch vụ cloud của họ là 2,3 tỉ đô la, có nghĩa là tăng trưởng 83% so với 1,2 tỉ đô la mà công ty đã thực hiện trong quý 1 năm 2018.

Thông tin bên lề:

  • Apple trả cho Amazon hơn 30 triệu đô la mỗi tháng để cung cấp iCloud và các dịch vụ khác của Apple cho người tiêu dùng.
  • Lyft và Pinterest sẽ chi hơn 1 tỉ đô la cho AWS trong vài năm tới.

Nguồn: https://hostingtribunal.com/