Đại học Văn Lang, Đại học Công nghệ Sài Gòn, ILA, … đã nhanh chóng làm mới môi trường đào tạo dựa vào Cloud, mang đến “công thức đáng thử” cho các trường nhờ tính an toàn, tiết kiệm và theo kịp xu hướng số hoá trong trường học.
Nhìn nhận về bước dịch chuyển tích cực trong giai đoạn đại dịch Covid-19 khi tính đến 13/04, cả nước đã có 110/240 trường đại học đã triển khai đào tạo trực tuyến, tương ứng tỷ lệ khoảng 45% (Theo báo cáo của Vụ Giáo dục Đại học – Bộ GD&ĐT chia sẻ vào tháng 4). Như vậy có thể thấy, các trường vẫn đang nỗ lực đi những bước đầu tiên trong việc số hóa hệ thống đào tạo.
Đánh giá về mặt bằng hạ tầng số hóa trong khối giáo dục Đại học, liên hệ với đại diện CMC Telecom, đơn vị cung cấp hạ tầng và giải pháp CNTT đã chia sẻ: Ngoài các trường công lập chuyên về đào tạo Công nghệ thông tin thì nhìn chung, 90% hạ tầng CNTT tại các trường vận hành theo hướng on-premise. Tuy nhiên kể từ khi đại dịch bùng phát, đã có sự tăng trưởng trong việc sử dụng các dịch vụ khác. Theo đó, tính trong Quý 2 – Quý 3/2020 tại CMC Telecom, nhóm dịch vụ điện toán đám mây (Cloudserver) tăng trưởng 20%, Voice IP tăng trưởng 10%, Data (P2P, IPOC, One) tăng 10% so với hai cùng kỳ năm trước. Điều này chứng tỏ các trường đang có những bước đi mới trong chuyển đổi số hệ thống quản lý, giáo dục. Tuy sự dịch chuyển có bước chậm nhưng là dấu hiệu tích cực so với khi không có đại dịch tác động.
Theo đó nhìn vào thực tế, nhiều trường Đại học hàng đầu đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn, bước đầu triển khai các ứng dụng giao tiếp với sinh viên trên nền tảng điện toán đám mây – Bao gồm như web, đăng ký tuyển sinh, E-learning, đăng ký học phần, quản lý dữ liệu tập trung, phát triển thư viện số. Nền tảng này còn là nơi để các trường thử nghiệm những nghiên cứu, chạy thử các ứng dụng quản lý và dạy học khác dựa trên AI, Big Data, Blockchain hay IoT.
Đây là công thức chung đang được một số các trường Đại học áp dụng như Đại học Văn Lang, Đại học Công nghệ Sài Gòn, Đại học Sài Gòn khi lựa chọn lên nền tảng đám mây CMC Cloud. Với cách thức này, các trường vừa có thể tận dụng được tốt hạ tầng on-premise để duy trì vận hành hệ thống cũ, vừa có thể phát triển những giải pháp quản lý, đào tạo mới trên nền tảng điện toán đám mây. Qua đó các trường đã cắt giảm được chi phí nâng cấp hạ tầng phần cứng, giảm tải được các sự cố quá tải, mất điện, … nếu vận hành đồng bộ tất cả phần mềm, ứng dụng, dữ liệu trên một hệ thống.
Cloud đã không còn là giải pháp mang tính chất tình thế mà còn trở thành xu thế chuyển đổi cho 90% trường đại học hiện nay đang vận hành chủ yếu dựa vào hạ tầng tại chỗ. Đây là liều thuốc đáng thử trong giai đoạn hiện tại khi giải quyết được vấn đề chi phí, vận hành và cả hướng phát triển mô hình đào tạo ứng dụng CNTT, tiếp nhận những công nghệ mới, kết nối với mô hình đào tạo hiện đại cho sinh viên. Dựa trên nền tảng đám mây, các bài toán về sau sẽ đơn giản hơn, bao gồm việc xây dựng kho học liệu mở giữa các trường đại học theo chủ trương của Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT đã đưa ra.
So với hệ thống trường đại học thì các trung tâm Anh ngữ ảnh hưởng nặng nề hơn bởi đại dịch. Khi tình hình dãn cách xã hội vẫn còn tồn tại, tình trạng thất nghiệp gia tăng thì việc đầu tư học Anh ngữ cho con em trở thành điều “xa xỉ” hơn.
Tuy nhiên, nhìn vào cách mà các trung tâm Anh ngữ hàng đầu áp dụng trong suốt đại dịch vừa qua để thấy được, nền tảng công nghệ là trụ cột cho sự phát triển bền vững. Tiêu biểu như Apollo, ILA hay WallstreetEnglish, ngay từ khi phát triển, Cloud đã là hướng đi cho hạ tầng công nghệ và không phải phụ thuộc quá nhiều vào hệ thống CNTT phần cứng tại chỗ. Khi đại dịch bùng phát, họ đã có thể rút ngắn khoảng cách chuyển đổi số hệ thống giáo dục trong khi các đơn vị khác vẫn còn “giậm chân tại chỗ” trong những quan ngại về bảo mật dữ liệu hay chi phí đầu tư thêm.
Trung tâm Anh ngữ Apollo, ILA hay Wallstreet đã và đang chọn lựa chuyển đổi các mô hình “Hệ sinh thái học trực tuyến” E-learning, M-Learning, các hệ thống quản lý học tập, quản trị học viên dựa trên đám mây CMC Cloud. Không chỉ dừng lại là lớp đào tạo Anh ngữ từ xa mà quan trọng hơn, người học được trang bị Tư duy kỹ thuật số – một trong những kỹ năng quan trọng cần có để đáp ứng được nhu cầu phát triển của toàn xã hội trong giai đoạn hiện tại.
Tương lai xa hơn, kỹ thuật số sẽ là cầu nối xóa bỏ những rào cản giáo dục giữa các quốc gia, giúp tri thức được kết nối dễ dàng hơn đến với mọi người trên mọi miền trái đất.