Các nhóm sản phẩm CMC

Đại diện CMC Telecom tham gia BCH Hiệp hội Internet Việt Nam

Th10 22, 2015

Sáng ngày 22/10/2015, Hiệp hội Internet Việt Nam đã tổ chức Đại hội Hiệp hội Nhiệm kỳ II (2015 – 2020) để tổng kết hoạt động nhiệm kỳ I và đặc biệt là Bầu chọn Ban Chấp hành Hiệp hội Nhiệm kỳ II. Anh Đặng Tùng Sơn – Phó Tổng giám đốc CMC Telecom tham gia Đại hội đã được bầu chọn trở thành 1 trong 13 Thường trực viên của Ban chấp hành Hiệp hội trong nhiệm kỳ II.

Là thành viên của Hiệp hội Internet Việt Nam từ những ngày đầu tiên Hội ra đời, luôn nhiệt tình tham gia mọi hoạt động của Hội nhưng đây là lần đầu tiên CMC Telecom có mặt trong Ban chấp hành của hiệp hội. Đây là một tin vui đối với CMC Telecom khi nhận được sự tin cậy và tín nhiệm của thành viên Hiệp hội trong Đại hội lần này.

Cơ cấu của Hiệp hội Nhiệm kỳ II năm nay có:

+ 1 Chủ tịch, 9 Phó Chủ tịch

+ 13 Thường trực Ban chấp hành

+ 3 Thư ký

+ 35 Ủy viên

Chủ tịch Hiệp hội Nhiệm kỳ II – Ông Vũ Hoàng Liên cũng thông báo việc lựa chọn ngày 19/11 hàng năm trở thành ngày Internet Việt Nam.

Như vậy, đại diện của CMC Telecom sẽ cùng 12 thành viên của Ban Chấp hành Hiệp hội chèo lái con thuyền VIA với 95 thành viên sẽ có những bước chuyển mới mạnh mẽ hơn trong nhiệm kỳ II. Một số đại diện đáng chú ý khác có thể kể đến

Cùng với sự phát triển của ngành Viễn thông, khi 4G đang sắp chính thức có mặt tại Việt Nam hay những thách thức khi thỏa thuận TPP có hiệu lực, hoạt động của CMC Telecom và Hiệp hội Internet Việt Nam sẽ có những tác động cũng như ảnh hưởng không hề nhỏ với thị trường Viễn thông tại Việt Nam.

Hy vọng, với vị trí mới trong Ban chấp hành Hiệp hội Nhiệm kỳ II, CMC Telecom sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển và hoạt động mạnh mẽ hơn ít nhất là trong 5 năm tới.

Một số hình ảnh đáng nhớ trong Đại hội lần này:

dai-dien-cmc-telecom-tham-gia-bch-hiep-hoi-internet-viet-nam-1

Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng và nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT Mai Liêm Trực đã trao Bằng khen cho các thành viên của Hiệp hội đã có thành tích xuất sắc

dai-dien-cmc-telecom-tham-gia-bch-hiep-hoi-internet-viet-nam-2

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng trao tặng bằng khen cho Hiệp hội (thứ 2 từ trái sang – Ông Vũ Hoàng Liên – Chủ tịch Hiệp hội, thứ 3 từ trái sang – Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng)

dai-dien-cmc-telecom-tham-gia-bch-hiep-hoi-internet-viet-nam-3

Thành viên Thường trực Ban chấp hành Hiệp hội Nhiệm kỳ II (2015 – 2020) sau khi được bình chọn.

dai-dien-cmc-telecom-tham-gia-bch-hiep-hoi-internet-viet-nam-4

Anh Đặng Tùng Sơn – DCEO và Thành viên Thường trực Ban chấp hành bên cạnh Tiến sỹ Mai Liêm Trực – Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu Chính viễn thông

Thông tin bên lề về VIA:

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh, VIA là Hiệp hội đầu tiên trong lĩnh vực viễn thông, Internet tại Việt Nam và trong 5 năm qua, đã chứng minh được vai trò của mình trong việc hỗ trợ mối quan hệ Nhà nước – doanh nghiệp – xã hội. Bộ TT&TT đánh giá cao những nỗ lực của các Hội viên trong việc tham gia tư vấn, phản biện, góp ý xây dựng các chính sách của Ngành, cũng như các hoạt động như Tọa đàm, Hội thảo khoa học về Internet, CNTT, tích cực hợp tác quốc tế…

Các con số tăng trưởng về quy mô cũng phần nào cho thấy hiệu quả trong hoạt động của VIA. Từ 67 thành viên tại thời điểm 2011, đến nay VIA đã có 95 Hội viên, với nhiều doanh nghiệp ICT hàng đầu như VNPT, Viettel, Qualcomm…

Tuy vậy, xác định 5 năm tới sẽ là một giai đoạn rất quan trọng, mang tính bản lề, nhiều thách thức và nhiệm vụ mới cho Hiệp hội, Thứ trưởng đề nghị VIA cần tập trung xây dựng một môi trường Internet lành mạnh, hỗ trợ người dùng một cách hữu ích, tuân thủ nghiêm túc các quy định có liên quan đến quản lý Internet, nội dung số… Đồng thời, Hiệp hội cần theo sát các chính sách, chủ trương, chiến lược phát triển CNTT giai đoạn 2015-2020 để kịp thời góp ý, phản biện hơn nữa với Chính phủ, đẩy mạnh xúc tiến, hỗ trợ Hội viên trong nước hợp tác quốc tế, đón đầu các công nghệ, xu thế mới của thế giới.

Đồng quan điểm, đại diện Hiệp hội nhấn mạnh, TPP, AEC, các FTA, xu hướng Internet of Things (Internet của vạn vật), chuyển đổi lên IPv6, việc công nghệ 4G LTE ngày càng phổ biến… đã khiến cho môi trường Internet trở nên mở hơn bao giờ hết. Đây sẽ là thách thức chính cho hoạt động của VIA trong nhiệm kỳ mới.

VIA xác định, mục tiêu đến năm 2020 của Hiệp hội là phải trở thành một tổ chức mạnh, “chỗ dựa tin cậy” cho các doanh nghiệp thành viên và cộng đồng người dùng Internet trong nước, là tiếng nói có ảnh hưởng đến chính sách của Nhà nước và là mắt xích quan trọng trong mối quan hệ Nhà nước – doanh nghiệp – người sử dụng.

“VIA cần góp phần thúc đẩy việc đưa ứng dụng Internet vào đời sống xã hội, đặc biệt tập trung cho các lĩnh vực giáo dục, y tế, dịch vụ công, hướng đến mục tiêu 10% các hoạt động đời sống xã hội tại Việt Nam được trực tuyến hóa vào năm 2017”. Đồng thời cũng đặt mục tiêu góp phần hình thành nên hệ sinh thái Internet của vạn vật tại Việt Nam, với nòng cốt là các doanh nghiệp viễn thông, Internet, phần cứng, phần mềm và ứng dụng có liên quan.