Các nhóm sản phẩm CMC

Tương lai của nhà bán lẻ: Người tiêu dùng trở thành “chủ nhân” thực sự

Th7 05, 2022

Khi quyền lực của người tiêu dùng ngày càng tăng, cách thức làm hài lòng các “thượng đế” của doanh nghiệp bán lẻ cũng cần cải tiến. Việc đầu tư mạnh mẽ để mở rộng trải nghiệm kỹ thuật số cho người tiêu dùng trở thành ưu tiên hàng đầu.

Sự hỗ trợ của các giải pháp kỹ thuật số đã thực sự trở thành điểm khởi đầu quan trọng trong quá trình số hóa cho ngành bán lẻ và trong sự chuyển dịch sức mạnh giữa người mua và người bán. Bắt nhịp xu hướng chuyển đổi số ngành bán lẻ tại đây.

Mô hình bán lẻ truyền thống bị “thất sủng”

Theo chuyên gia copen.vn, mô hình bán lẻ truyền thống đã không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Trong mô hình mới, người tiêu dùng đã trở thành người chủ theo đúng nghĩa: mua hàng từ nhiều kênh, quản lý và phản hồi, quảng cáo sản phẩm hoặc thậm chí bán lại chúng. Người tiêu dùng giờ đây thay vì tin tưởng vào cùng một nhà bán lẻ, họ dễ dàng tham khảo từ nguồn này sang nguồn khác và so sánh giá công khai. Những nền tảng trực tuyến trở thành đối tác cần phải có của các nhà bán lẻ để tạo ra nhiều giá trị và đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng hơn.

Thành công bằng cách chấp nhận nghịch lý

Chuyển đổi sang mô hình bán lẻ mới đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chấp nhận loại bỏ những “nghịch lý” gây ra cản trở cho người tiêu dùng ở phương thức bán hàng truyền thống.

Tối ưu trải nghiệm của người tiêu dùng là mục đích trong chuyển đổi số ngành Bán lẻ

Loại bỏ cản trở vật lý

Mua hàng trực tiếp vốn được coi là điểm đặc trưng của phương thức bán lẻ nhưng giờ đây, nó lại trở thành việc lãng phí thời gian bởi người dùng thích chủ động lựa chọn và điều chỉnh theo sở thích hơn là việc bị “trói buộc” bởi bất cứ trở ngại nào. Để đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng hiện đại, nhà bán lẻ cần đáp ứng tất cả những gì người tiêu dùng cần, từ các định dạng mua hàng khác nhau cho đến cách hoàn thành các đơn hàng.

Định nghĩa lại dịch vụ

Vai trò của người tiêu dùng đã thay đổi, họ trở thành nhân vật chính xuyên suốt quá trình mua hàng, ở tất cả điểm chạm. Chính vì thế, hành trình trải nghiệm dịch vụ cần được thiết kế lại. Các nhà bán lẻ cần nhanh chóng chuyển việc tiếp thị tại cửa hàng sang các nền tảng số. Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ cũng có cơ hội tận dụng hệ sinh thái số mở để giảm bớt gánh nặng, mở ra nhiều cơ hội, cung cấp nhiều lựa chọn hơn và tạo ra các kỳ vọng dịch vụ mới trên thị trường.

Trải nghiệm toàn diện theo phân khúc khách hàng

Trước đây, tổ chức bán lẻ thường thành lập các nhóm để phụ trách một phần nhỏ trong hành trình trải nghiệm khách hàng nhưng phương thức này khó đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ hành trình, nhất là trong mô hình đa điểm chạm như bán lẻ ứng dụng kỹ thuật số. Để loại bỏ rào cản đó, các nhà kinh doanh nên xem xét cách tiếp cận gắn kết hơn, đó là thành lập các nhóm quản lý phân khúc khách hàng chỉ định. Nhà bán lẻ có thể theo sát, duy trì tính đồng nhất xuyên suốt hành trình trải nghiệm của khách hàng.