Các nhóm sản phẩm CMC

CMC cảnh báo khẩn về mã độc tống tiền WannaCry đã tấn công Việt Nam

Th5 15, 2017

CMC đã lên tiếng cảnh báo một cuộc tấn công mạng quy mô lớn với khoảng 75.000 máy tính bị lây nhiễm trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam đã diễn ra ngày 12/5 bởi một mã độc được biết tới là WannaCry.

Mã độc WannaCry tìm ra lỗ hổng bảo mật và lây nhiễm chúng bên trong tổ chức bằng cách khai thác lõ hổng được công bố bởi công cụ NSA đã bị đánh cắp bởi một nhóm các hacker có tên là The Shadow Brokers. Chủ yếu khai thác vào lỗ hổng của giao thức SMB mà các tổ chức cá nhân chưa vá lỗ hổng kịp thời, tập trung vào Win2k8 R2 và Win XP là kiểu tấn công này khác với truyền thống là phải dùng sâu máy tính – chương trình tự nhân bản chính nó vào hệ thống máy tính và lừa người dùng click chuột và link độc hại.

Ảnh công cụ NSA đã bị công bố

Khai thác lỗ hổng EthernalBlue – Ảnh: ExtremeTech

Các nguồn tin cho biết, vụ tấn công mạng diễn ra trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng tới khoảng 90 quốc gia, trong đó có Anh, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Italy và vùng lãnh thổ Đài Loan, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Theo ghi nhận của các chuyên gia của Intel hiện tại ghi nhận lỗ hổng ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, lỗ hổng có thể lan rộng trên toàn quốc.

Hình ảnh được lấy từ malwaretech cho thấy đã có xuất hiện ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong Top 20 quốc gia bị lây nhiễm bởi WannaCry

Các hình ảnh được tải lên mạng xã hội cho thấy màn hình máy tính của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) xuất hiện tin nhắn trả 300 USD tiền Bitcoin với tuyên bố: “Ồ, dữ liệu của bạn đã bị mã hóa”. Thông điệp yêu cầu đòi thanh toán tiền trong 3 ngày, nếu không giá sẽ tăng lên gấp đôi, và nếu tiền không được thanh toán trong 7 ngày, các dữ liệu sẽ bị xóa.

Theo nhận định của chuyên gia CMC, mã độc chủ yếu khai thác lỗ hổng phiên bản máy chủ Windows 2008 R2, phiên bản mà đa số các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước Việt Nam vẫn đang sử dụng và Windows XP vẫn còn tồn tại cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó lỗ hổng khai thác chủ yếu qua giao thức SMB, giao thức chia sẻ tập tin và máy in được sử dụng nhiều tại các tổ chức cá nhân trên toàn thế giới, từ đó dẫn đến nguy cơ lan rộng rất cao.

Hơn nữa, lỗ hổng xuất hiện gần đây, nhiều tổ chức cá nhân chưa kịp nắm bắt thông tin kịp thời để vá hổng từ đó dẫn đến nguy cơ rất cao trong việc lây nhiểm mã độc cũng như Ransomware trên diện rộng.

CMC đang tiến hành phân tích sâu hơn về hành vi của ransomware này và sẽ tiếp tục cập nhật lien tục về WannaCry.

Chuyên gia CMC gửi khuyến nghị đến các tổ chức, doanh nghiệp, khách hàng cá nhân nên:

– Ngay lập tức vá các lỗ hổng bảo mật máy chủ Windows, chủ yếu lỗ hổng EternalBlue(MS17-010).

– Thường xuyên sao lưu dữ liệu và có các phương án backup dữ liệu của doanh nghiệp

– Đề phòng các link lạ. Đối với các doanh nghiệp tốt nhất nên có một máy riêng để nhân viên remote khi họ nghi ngờ mail không an toàn.

– Đối với người dùng cá nhân luôn cài phần mềm chống virus trên di động và máy tính, đặc biệt là các phần mềm chuyên biệt dành cho mã độc mã hoá dữ liệu.

Theo: ictnews.vn