Các nhóm sản phẩm CMC

CMC Telecom đạt được Service Partner của GCP trước kế hoạch

Th1 19, 2021

Chỉ 01 tuần sau khi Khối Cloud của CMC Telecom nhận được 02 chứng chỉ quan trọng Google Cloud Professional, ngày 15/1 vừa qua, trên Partner Portal của Google đã công bố chúc mừng CMC Telecom chính thức được nâng hạng từ Sell Partner lên Service Partner. Theo đó, CMC Telecom đã nhanh chóng hoàn thành lên hạng Service Partner trước thời gian dự kiến khoảng 03 tháng.

 

 

Trao đổi với chị Bùi Thị Ngọc Bích, Thư ký Dự án phụ trách Partnership của CMC Telecom được biết Google Cloud Platform có 3 cấp độ: Member; Partner và Premier. Riêng với cấp độ Partner, trong lộ trình của Google Cloud Partner (GCP) gồm 03 cấp độ là Sell, Service và Build. Để có được Sell Partner thì GCP chỉ đòi hỏi 04 chứng chỉ cơ bản. Trong khi đó, để có được chứng nhận là Service Partner thì các đơn vị cần có ít nhất 02 chứng chỉ Google Cloud Professional, chứng chỉ kỹ thuật cao nhất của Google Cloud và một business plan khả thi do Google phê duyệt. Hiện tại ở Việt Nam chỉ có khoảng 03 đơn vị đạt được level Service Partner và chưa có đơn vị nào đạt được Premier Partner.

Chị Ngọc Bích cho biết: “Trở thành Service Partner là một mốc quan trọng trong quan hệ giữa CMC Telecom với Google. Với chứng chỉ này CMC Telecom đã có thể được quyền chủ động tư vấn, triển khai cho khách hàng mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào chuyên gia từ hãng Google.

 

 

Anh Lê Anh Vũ, Giám đốc Sáng tạo, Giám đốc Khối Cloud của CMC Telecom chia sẻ: “Mốc tiếp theo của CMC Telecom là phải đạt được Build Partner, và dần tiến đến chinh phục Premier Service. Trong hệ sinh thái rộng lớn tích hợp nhiều công nghệ mở của Google Cloud thì việc unlock công nghệ, customize theo đặc thù chuyển đổi số của khối khách hàng SMEs tại Việt Nam là định hướng của khối Cloud CMC Telecom. Phía trước, có nhiều cơ hội và chúng ta có rất nhiều việc phải làm. Chúng ta cần nhanh và nhanh hơn nữa.

 

Thông tin thêm

Google Cloud Platform được viết tắt là GCP, được cung cấp bởi Google, là 1 nền tảng của điện toán đám mây cho phép tổ chức và các doanh nghiệp tạo ra, xây dựng và hoạt động những ứng dụng của mình trên hệ thống Google tạo ra. Những ứng dụng phổ biến của Google sử dụng Google Cloud Platform hiện đang rất phổ biến chính là: Youtube, Chrome, Google Apps, Google Maps, Google Search,… Bên cạnh một bộ công cụ quản lý, nó cung cấp một loạt các dịch vụ đám mây mô-đun bao gồm điện toán, lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu và machine learning.

Google Cloud Platform cung cấp Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, Nền tảng là dịch vụ và môi trường máy tính Serverless.

 

Vào tháng 4 năm 2008, Google đã công bố App Engine, một nền tảng phát triển và lưu trữ các ứng dụng web trong các trung tâm dữ liệu do Google quản lý, là dịch vụ điện toán đám mây đầu tiên của công ty. Dịch vụ này thường ra mắt vào tháng 11 năm 2011. Kể từ khi công bố App Engine đến nay, Google đã thêm gần 100 dịch vụ đám mây vào nền tảng.

Google Cloud Platform là một phần của Google Cloud, bao gồm cơ sở hạ tầng đám mây công cộng Google Cloud Platform, cũng như G Suite, phiên bản doanh nghiệp của Android và Chrome OS và giao diện lập trình ứng dụng (API) để học máy và lập bản đồ doanh nghiệp dịch vụ.

Google Cloud Platform có mục đích giúp người dùng giải quyết tất cả những vấn đề cần thiết như là: Mobile, Developer, Management, Networking, Computer Engine, Storage, Big Data,…

Doanh nghiệp sử dụng Google Cloud Platform sẽ không cần quan tâm đến hệ thống nền tảng có sẵn này mà sẽ tập trung xây dựng ứng dụng phía trên, phục vụ cho lợi ích riêng của doanh nghiệp.

 

Google Cloud Platform cung cấp bao gồm những sản phẩm chính:

  • Services – Cloud Endpoints, Translate API, Prediction API

 

  • Big Data – BigQuery, Cloud Dataflow, Cloud Dataproc, Cloud Pub/Sub

 

  • Storage – Cloud Storage, Cloud Datastore, Cloud SQL, Cloud Bigtable

 

  • Compute – App Engine, Compute Engine, Container Engine

 

Những dịch vụ Google Cloud Platform cấp cao

  • IoT là dịch vụ được viết tắt của từ Internet of things được google cung cấp: Dịch vụ này cho phép người sử dụng quản lý và tiêu thụ dữ liệu từ những thiết bị IoT một cách thuận lợi.

 

  • Cloud Machine Learning Engine dùng để phát triển ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) của google cung cấp. Những API khác cũng có sẵn để phân tích và dịch những video, hình ảnh, văn bản và lời thoại.

 

  • Dịch vụ google Cloud cũng cung cấp những dịch vụ như Hadoop và Apache Spark bao gồm Google Cloud Dataproc để dữ liệu được xử lý dễ dàng hơn và nhanh hơn.

 

  • Google Cloud Dataflow chính là dịch vụ xử lý dữ liệu cho những công việc phân tích, phục vụ cho các dự án tính toán theo thời gian thực tế, trích xuất, chuyển đổi và tải (ETL).

 

  • Google BigQuery là 1 dịch vụ dữ liệu lớn của Google gồm những dịch vụ xử lý dữ liệu và phân tích. Google BigQuery có chức năng để truy vấn tương tự công cụ SQL truyền thống được thực hiện đối với bộ dữ liệu nhiều terabyte.