Các nhóm sản phẩm CMC

CMC trở thành một người chơi công nghệ số toàn cầu như thế nào?

Th5 22, 2017

Không phải là ngẫu nhiên mà bài trình bày của ông Azhar Bin Adnan, vị Giám đốc Marketing người Malaysia của Công ty CMC Telecom, được chọn mở đầu và có thể nói là báo cáo đề dẫn cho nhóm Chuyên đề 2 của Hội thảo – Triển lãm Banking Vietnam 2017 tại TP,HCM ngày 19-5-2017.

Triển lãm Banking Vietnam là sự kiện công nghệ ngân hàng thường niên do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) của Mỹ phối hợp tổ chức từ năm 2003 tới nay nhằm triển lãm, giới thiệu những thành tựu mới về công nghệ hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới.

170519-banking-vietnam-073_resize-650x434

Trong Banking Vietnam 2017 với chủ đề “Công nghệ số thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, Chuyên đề chuyên sâu 2 có chủ đề “Công nghệ số thúc đẩy dịch vụ ngân hàng hiện đại gia tăng khả năng tiếp cận của khách hàng”. Và nó đã được mở đầu bằng bài thuyết trình “Thách thức số trong lĩnh vực ngân hàng” của Giám đốc Marketing CMC Telecom.

S2-1-Mr.-Azhar-Bin-Adnan-CMC-Telecom_Page_07-650x366

Thách thức số của ngân hàng

Ngày nay, nội dung số đang tác động tới mọi ngõ ngách của xã hội và mọi mặt của cuộc sống con người. Mọi cách thức hoạt động đã thay đổi theo cách mà người ta quen nói là từ analog chuyển đổi lên digital. Hoạt động của ngân hàng cũng vậy. Cũng với các giao dịch, dịch vụ cơ bản, nhưng thay vì tới tận các điểm giao dịch và làm việc qua giấy tờ, ngày nay, khách hàng có thể làm mọi giao dịch bằng công nghệ số trên nền tảng Internet và di động. Với chiếc máy tính và các thiết bị di động, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng mọi lúc, mọi nơi không cần phải tiếp xúc trực tiếp với các cơ sở ngân hàng nữa. Rồi với kết nối gần NFC, khách hàng chỉ cần lướt chiếc đồng hồ thông minh, chiếc smartphone hay một thiết bị thông minh có thể mang được (wearables) hoặc thiết bị Internet của vạn vật IoT ngang qua thiết bị thu tiền là hoàn tất thanh toán ngay trong 1 nốt nhạc mà chẳng phải thao tác gì khác.

170519-banking-vietnam-129_resize-650x425

Rõ ràng, không có gì phải bàn cãi về chuyện ngành ngân hàng ngày nay đang đứng trước những thách thức số. Nhưng cụ thể là gì? Ông Azhar Bin Adnan nói rằng những thách thức số đó chính là việc hiểu biết về những năng lực số mà ngân hàng có được và phải có cho bằng được. Có thể nêu ra một số thách thức chung:

– Đâu là các ứng dụng số đúng đắn để hiểu các thói quen chi tiêu của khách hàng và kỹ năng quản lý tiền bạc của họ? Đó là các công cụ tương tác trực tiếp trên trang web của ngân hàng; đồng thời đẩy mạnh khai thác các tính năng của các mạng xã hội như Facebook, Twitter,…

– Ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng online thay vì phải đến tận các quầy giao dịch của ngân hàng. Vấn đề nảy sinh là các nền tảng ngân hàng trực tuyến đáng tin cậy đến mức nào để có thể đáp ứng xu thế mới đó?

– Các hành vi của khách hàng trong ngành ngân hàng thay đổi nhanh chóng. Khách hàng sử dụng Internet để thu thập thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Vì thế, các ngân hàng cần phải đoán biết trước được và hiểu nhu cầu của các khách hàng để có thể cung cấp các giải pháp phù hợp theo kiểu đo ni đóng giày.

– An ninh mạng , an toàn thông tin. Các ngân hàng phải luôn trong tư thế sẵn sàng phòng ngừa và đối phó với các cuộc tấn công mạng, DDOS, mã độc,… Một khi đã để trở thành nạn nhân của tội phạm công nghệ cao, ngân hàng không chỉ thiệt hại nặng về tài chính mà còn bị ảnh hưởng xấu tới uy tín và thương hiệu.

– Thiết kế lại các sản phẩm dịch vụ để phù hợp với xu hướng công nghệ số mới.

– Thay đổi cách tuyển dụng, đào tạo và triển khai nhân viên nơi “chiến tuyến”.

Thế thì sai lầm phổ biến nhất mà ngành ngân hàng thường mắc phải trong quá trình thích nghi với công nghệ số là gì? Ông Azhar Bin Adnan trả  lời câu hỏi này bằng cách trích dẫn nghiên cứu của Bain & Company: “Tập trung vào các quy trình giao dịch hơn là đổi mới trải nghiệm của khách hàng. Các ngân hàng bán lẻ đã chậm chạp trong quá trình đưa các công nghệ mới trực diện với khách hàng vào cốt lõi trong hoạt động của mình.”

Banking Vietnam 2017 cho thấy rõ hơn xu thế thời đại của hoạt động ngân hàng ngày nay, và cả tương lai nữa, không còn là cung cấp dịch vụ mà phải là bán hàng. Ngân hàng không còn có thể ngồi chờ khách hàng tìm tới – vì sẽ mất khách hàng về tay đủ loại công ty công nghệ dịch vụ tài chính – ngân hàng Fintech, mà phải sáng tạo ra những dịch vụ mới và chào mời tới tận khách hàng. Nói nôm na, ngân hàng cũng phải bán lẻ. Và sự hơn nhau giữa các ngân hàng chính là những trải nghiệm mà họ cung cấp cho khách hàng của mình.

Theo nhận định của CMC, ngành ngân hàng Việt Nam có nhiều lợi thế để chuyển sang công nghệ số thế hệ mới. Tỷ lệ người dùng Internet và di động ở Việt Nam ở mức cao trong khu vực và không ngừng tăng nhanh. Theo số liệu năm 2016, Việt Nam có hơn 49 triệu người (chiếm 52% số dân) sử dụng Internet. Số liệu mới nhất vào năm 2017 cho thấy Việt Nam có 28,5 triệu người dùng smartphone (tức thiết bị di động có khả năng kết nối Internet và thực hiện các ứng dụng di động). Chính phủ Việt Nam đã công bố sáng kiến để trở thành nước không dùng tiền mặt vào năm 2020. Cụ thể, vào năm 2020 sẽ có 70% người Việt Nam trên 15 tuổi có tài khoản ngân hàng. Số lượng giao dịch bằng tiền mặt chỉ còn chiếm dưới 10% trên tổng số giao dịch thị trường (tại siêu thị, trung tâm mua sắm,…) Để khuyến khích người dân thanh toán điện tử, chính phủ có thể sẽ tăng lệ phí thanh toán bằng tiền mặt và giảm phí thanh toán điện tử

Theo CMC, cốt lõi của việc đáp ứng các thách thức số là các ngân hàng phải nắm bắt được các cơ hội thuận lợi đó bằng cách trao quyền cho các khách hàng số, cho phép các khách hàng sử dụng tối đa công nghệ số trong mọi giao dịch với ngân hàng.

Để có thể trao quyền cho các khách hàng số, các ngân hàng phải đáp ứng 4 yêu cầu chiến lược:

1.Tích hợp các kênh phân phối bán hàng của ngân hàng.

2.Thiết kế lại hệ thống và các chi nhánh ngân hàng.

3.Nâng cấp các dịch vụ của ngân hàng.

4.Tăng cường sức mạnh thương hiệu của ngân hàng.

Chia sẻ thông tin khách hàng

Các bài tham luận tại Banking Vietnam 2017 nhấn mạnh tới vai trò của Fintech trong nền tảng tài chính toàn diện. Theo ghi nhận, hiện nay, Fintech chiếm khoảng 30% doanh thu trong hoạt động tài chính – ngân hàng. Một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ Fintech – ngân hàng là chia sẻ dữ liệu khách hàng. Và ở đây, đòi hỏi vấn đề bảo mật và an toàn tối đa cho tiến trình chia sẻ dữ liệu đó.

170519-banking-vietnam-108_resize-650x405

Bà Trần Thị Phương Hồng, Phó Tổng giám đốc CMC SI Sài Gòn, chia sẻ tại Banking Vietnam 2017 rằng: Lâu nay, CMC đang hợp tác với ngân hàng và nhiều doanh nghiệp trong vấn đề chia sẻ, bảo mật thông tin. Hiện nay đang có xu hướng đưa các dữ liệu lên đám mây và chia sẻ dữ liệu khách hàng giữa các doanh nghiệp và các ngân hàng. Hiện có tới 49 triệu người Việt Nam (chiếm hơn phân nửa số dân) có hoạt động online, trong số đó có tới 80% online mỗi ngày. Các chuyên gia dự đoán tới năm 2020, số người Việt online sẽ lên tới 65 triệu người.

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, việc chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp và ngân hàng là tất yếu để cùng nhau phát triển. Nếu các ngân hàng và doanh nghiệp cứ giữ dữ liệu lại cho mình, không bên nào có lợi cả.

Hiện nay ở Việt Nam có 16 công ty Fintech. Thực tế là hoạt động của họ chưa hiệu quả, chủ yếu vì sự phối hợp giữa các công ty Fintech và ngân hàng chưa thật sự tốt. Theo bà Phương Hồng, thứ nhất là do quy chế phối hợp chia sẻ thông tin do Ngân hàng Nhà nước ban hành chưa được rõ ràng. Thứ hai, bản thân các công ty Fintech cũng chưa tạo được niềm tin đối với các ngân hàng. Thứ ba, nhiều ngân hàng có xu hướng tự mình làm tất cả chứ không muốn hợp tác, nhờ các công ty Fintech để khai thác khả năng và sự sáng tác của họ trong việc mở rộng hoạt động ngân hàng, cũng như tạo ra sự khác biệt đối với trải nghiệm của khách hàng.

Lời đáp từ CMC

Là một công ty công nghệ có thế mạnh về bảo mật, CMC đang cung cấp cho khách hàng những giải pháp và công cụ để bảo mật hoạt động nói chung và dữ liệu nói riêng. Mới nhất là sự cố tấn công mạng toàn cầu của mã độc tống tiền WannaCry. CMC đã nhanh chóng cung cấp bản vá lỗi cho các doanh nghiệp để bảo vệ mình. Đặc biệt là CMC đã giúp khoảng 100 doanh nghiệp bị dính WannaCry có thể khắc phục được tai ương này. CMC củng cố hệ thống Hotline của mình để có thể hỗ trợ khách hàng hiệu quả cao nhất có thể được.

Hiện nay, CMC đang xây dựng một chiến lược bảo mật chung với những công ty tư vấn hàng đầu thế giới về trung tâm hoạt động bảo mật (Security Operation Center). Đối với các ngân hàng khách hàng, CMC sẽ hỗ trợ xây dựng trung tâm bảo mật các hoạt động của ngân hàng một cách toàn diện từ con người, quy trình tới công nghệ. Mục tiêu là giúp ngân hàng có thể bảo mật tối đa các thông tin của khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng khi giao dịch, đặc biệt là giao dịch qua mạng, bao gồm Internet và di động. CMC cũng phát triển một giải pháp gọi là Realtime Monitoring cho phép ngân hàng có thể giám sát trong thời gian thực được tình trạng tài khoản và thông tin của từng khách hàng, có thể phát hiện được ngay khách hàng nào đang bị tấn công để lập tức bảo vệ khách hàng.

Trên cơ sở có thể chủ động bảo vệ được thông tin khách hàng, các ngân hàng có thể mạnh dạn phối hợp cùng các công ty Fintech để nối dài tầm hoạt động của mình, tạo nên kênh vạn năng omni-channel (đa kênh tất cả trong một).

S2-1-Mr.-Azhar-Bin-Adnan-CMC-Telecom_Page_20-650x366

Công nghệ số ngày nay dựa trên Internet và di động, không còn bị giới hạn bởi thời gian, không gian lẫn biên giới quốc gia. Tập đoàn CMC cũng đã vươn mình thành một công ty công nghệ quốc tế, hiên nay hoạt động ở 21 nước với hơn 2.000 người lao động. Cho tới nay, năng lực quốc tế của CMC được tăng cường với 5 tuyến cáp quang Internet quốc tế chạy ngầm dưới biển, 20 dịch vụ e-mail POP quốc tế, 6 trung tâm dữ liệu ở châu Á, kết nối với tất cả các nhà cung cấp nội dung lớn trên thế giới, hợp tác với các đối tác nước ngoài để cung cấp dịch vụ trên quy mô toàn cầu,…

S2-1-Mr.-Azhar-Bin-Adnan-CMC-Telecom_Page_22-650x366

CMC cũng phát triển được những cánh tay giờ vững mạnh về tích hợp hệ thống, viễn thông, dịch vụ phần mềm,… Họ đã chọn cho mình hướng đi đồng hành cùng công nghệ số với slogan “Hướng tới tương lai số” (towards the digital future) cùng lời nhắn nhủ “Cuộc hành trình dữ liệu số: chớ nên bước đi một mình” (The digital data journey: Don’t walk alone”.

170519-banking-vietnam-018_resize-680x365_c

Đó là một tất yếu và có quan hệ lẫn nhau. Tương lai của mọi hoạt động của con người phải dựa trên công nghệ số, và công nghệ số dựa trên dữ liệu số. Trong thế giới của vạn vật kết nối, không ai có thể sống một mình. Va ai làm chủ được công nghệ số và biết cách khai thác công nghệ số, người đó có thể ăn nên làm ra.

Nguồn: mediaonlinevn.com