Theo các chuyên gia tham gia Diễn ra, hiện tiếp thị thương mại trực tuyến đang ngày càng phát triển.
Bằng chứng, theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2016 mạng xã hội vượt qua công cụ tìm kiếm để trở thành phương tiện quảng cáo trực tuyến được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất với các tỷ lệ tương ứng là 47% và 41%. Email tiếp tục là kênh quảng cáo được nhiều doanh nghiệp quan tâm (36%). Quảng cáo qua báo điện tử và báo giấy khá ổn định với các tỷ lệ tương ứng là 34% và 20%.
Cũng theo Báo cáo này, mạng xã hội không những được sử dụng nhiều nhất mà còn được coi là kênh quảng cáo hiệu quả tương đương với công cụ tìm kiếm, 46% doanh nghiệp cho biết quảng cáo trên mạng xã hội đạt hiệu quả cao, trong khi tỷ lệ này với công cụ tìm kiếm là 44%.
Kết quả khảo sát doanh nghiệp trên của VECOM cũng phù hợp với một cuộc khảo sát độc lập khác với đối tượng tham gia là, các khách hàng cá nhân mua sắm trực tuyến.
Theo đó, có tới 67% khách hàng cá nhân chọn lựa website hay ứng dụng di động để mua sắm sau khi xem bình luận, đánh giá trên mạng, đặc biệt là các mạng xã hội. Đáng chú ý là yếu tố thứ hai tác động tới quyết định sẽ mua sắm trực tuyến vẫn dựa vào sự giới thiệu của bạn bè và người thân (47%), trong khi các quảng cáo trên báo điện tử, báo giấy và tivi chỉ đứng thứ ba (33%).
Tuy nhiên, còn tới 17% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết chưa triển khai bất kỳ hoạt động quảng cáo trực tuyến nào.
Ngoài ra, cũng theo khảo sát của VECOM, doanh thu của toàn bộ thị trường quảng cáo trực tuyến vẫn trên đà tăng trưởng mạnh. Bên cạnh các doanh nghiệp, đông đảo thương nhân là những hộ kinh doanh và cá nhân đã khai thác lợi thế của bán hàng trực tuyến. Thành phần này đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của quảng cáo trên các mạng xã hội.
Bên cạnh những hãng quảng cáo trực tuyến khổng lồ thống trị thị trường thế giới như Google hay Facebook, một số công ty quảng cáo nước ngoài đã chú ý tới tiềm năng to lớn của thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam. Trong đó, một số công ty hàng đầu trong lĩnh vực tiếp thị liên kết (affiliate marketing) và tiếp thị tự động (programmatic marketing) đã hiện diện hoặc có những hoạt động thâm nhập thị trường.
Doanh nghiệp cần bắt nhịp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Theo chia sẻ của các diễn ra tại Diễn đàn, hiện thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng 4.0. Cuộc cách mạng này đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề trên thế giới và Việt Nam đang đứng trước cơ hội có một không hai để chuyển đổi hoặc bị bỏ lại ở phía sau. Những công ty bỏ qua cơ hội này thậm chí có thể bị loại bỏ khỏi thị trường.
Để tiến lên, các doanh nghiệp cần hiểu và sẵn sàng thay đổi hệ thống công nghệ thông tin hiện có, thay đổi văn hoá làm việc và cách thức tiếp cận khách hàng. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin nhanh chóng sẽ có cơ hội trở thành những người đi đầu, tạo ra các luật lệ mới và khiến các doanh nghiệp còn lại trong thị trường phải đi theo mình.
Tại Việt Nam, cách mạng công nghệ lần thứ tư đang là vấn đề nóng được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Hà Như Hải – Phó giám đốc CMC Telecom chi nhánh miền Nam cho biết, có năm yếu tố chính sẽ quyết định bước tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần bốn. Đó là Băng rộng, Trung tâm dữ liệu, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn và IoT kết nối vạn vật. Riêng với tốc độ băng thông rộng toàn cầu có thể tăng với tỷ lệ 20% một năm. Con số 1.000 Mpbs đang gần hơn với hiện thực.
Đến với sự kiện VOMF 2017, CMC cũng công bố dịch vụ Cloud Server do mình tự nghiên cứu và phát triển. Là dịch vụ duy nhất sử dụng 100% ổ cứng SSD tại Việt Nam, Cloud Server của CMC Telecom còn ứng dụng tới 5 lớp bảo mật theo yêu cầu của khách hàng như Hệ thống chống DDOS, Hệ thống chống tấn công Flood, Firewall Layer 7, Firewall Layer 3, Layer 4 cho từng VM và Hệ thống bảo mật MSS (Managed Security Services) của IBM.
“Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ thúc đẩy vai trò và tầm quan trọng của các doanh nghiệp hạ tầng viễn thông. CMC Telecom đã nắm bắt và chuẩn bị sẵn tiềm lực, dịch vụ và nền tảng công nghệ thông tin để đồng hành cùng doanh nghiệp thời kỳ số hoá. Xu hướng tích hợp viễn thông với công nghệ điện toán đám mây, phần mềm, dịch vụ di động không chỉ mang lại mô hình kinh doanh mới mà còn hỗ trợ sự phát triển cho nền kinh tế chung”, đại diện CMC Telecom chia sẻ.