Các nhóm sản phẩm CMC

SD-WAN đạt chuẩn MEF SASE 3.0 – Giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp

Th4 02, 2025

Trong bối cảnh chuyển đổi số bùng nổ, doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào các nền tảng số để vận hành và phát triển. Điều này kéo theo nhu cầu về một hệ thống mạng linh hoạt, an toàn và có khả năng tối ưu hóa hiệu suất. SD – WAN đã trở thành một giải pháp tất yếu giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng kết nối, bảo mật và tối ưu chi phí vận hành.

Xu hướng triển khai SD-WAN trên toàn cầu 

Theo báo cáo của Research & Markets chỉ ra: Năm 2024, thị trường SD-WAN toàn cầu được định giá ở mức 4,4 tỷ USD; dự kiến năm 2030, thị trường SD-WAN toàn cầu sẽ đạt 24,3 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm CAGR (2024 – 2030) là 33%, phản ánh nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp đối với hạ tầng mạng linh hoạt và bảo mật.  

Tuy nhiên, không phải một mạng SD-WAN bất kỳ đều có thể đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt của doanh nghiệp hiện nay. Tại Việt Nam, CMC Telecom là doanh nghiệp đầu tiên được MEF – tổ chức toàn cầu chuyên về tiêu chuẩn hóa và chứng nhận trong lĩnh vực mạng, trao chứng chỉ quốc tế MEF SASE SD-WAN 3.0 với 3 điểm tuyệt đối A-A-A (Application Performance (Hiệu suất Ứng dụng – A), Automation (Tự động hóa – A), Analytics (Phân tích – A)), đủ điền kiện tốt nhất để phục vụ cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế. 

CMC Telecom là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ MEF SASE SD-WAN 3.0

MEF SASE SD-WAN 3.0 lợi ích toàn diện cho doanh nghiệp 

Chuyên gia kỹ thuật của CMC Telecom khẳng định, 3 điểm tuyệt đối A-A-A cho chứng chỉ MEF SASE SD-WAN 3.0 đầu tiên tại Việt Nam là minh chứng cho dịch vụ SD-WAN của CMC Telecom mang đến lợi ích thực tiễn cho doanh nghiệp. Trong đó, ưu điểm vượt trội là khả năng tương thích cao, cho phép doanh nghiệp kết nối dễ dàng với các nền tảng Cloud hàng đầu như AWS, Google Cloud, Microsoft Azure mà không gặp phải các vấn đề về độ trễ hay hiệu suất. Bên cạnh đó một mạng SD-WAN tiêu chuẩn cũng mang đến nhiều nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. 

Hình ảnh Mô hình SD-WAN đạt tiêu chuẩn MEF 3.0

Tham khảo chi tiết tại https://www.mef.net/service-standards/overlay-services/sd-wan/ 

SD-WAN cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu chi phí: với khả năng nhận diện mức ứng dụng, SD-WAN ưu tiên băng thông cho các ứng dụng quan trọng nhất và nâng cao khả năng phục hồi. SD-WAN giúp hệ thống của doanh nghiệp tự động chuyển đổi kết nối sang đường truyền khác khi mất mạng (thông thường, các điểm (chi nhánh, phòng giao dịch…) trong mạng SD-WAN được kết nối với nhau bằng hai đường truyền nhằm đảm bảo tính kết nối liên tục cho hệ thống), giảm độ trễ khi truy cập Internet trực tiếp mà không cần qua trung tâm dữ liệu, cắt giảm chi phí băng thông và nhân sự IT tại chi nhánh, thay thế các kết nối của kênh truyền dữ liệu MPLS (Multiprotocol Label Switching) đắt đỏ bằng mô hình linh hoạt hơn.  

SD-WAN tiêu chuẩn giúp tăng cường an ninh mạng: Dịch vụ SD-WAN hỗ trợ các công cụ bảo mật lớp để xác thực, giám sát và mã hóa, cho phép cải thiện đáng kể an ninh mạng cho doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp nào nên sử dụng SASE SD-WAN? 

CMC Telecom tự hào là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ MEF SASE SD-WAN 3.0, khẳng định năng lực cung cấp một giải pháp toàn diện, hiệu suất cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giúp doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số, tối ưu hóa kết nối và đảm bảo an toàn vận hành, đại diện CMC Telecom chia sẻ. 

Với vai trò là thành viên Việt Nam duy nhất trong Hội đồng điều hành Đông Nam Á của MEF, CMC Telecom hiểu rõ trong kỷ nguyên số, doanh nghiệp không chỉ cần một hệ thống mạng linh hoạt mà còn phải đảm bảo an toàn thông tin tuyệt đối. Đặc biệt, với các doanh nghiệp tài chính, ngân hàng, bán lẻ, viễn thông, sản xuất hay thương mại điện tử – nơi dữ liệu và tốc độ kết nối đóng vai trò sống còn – thì việc lựa chọn giải pháp mạng SD-WAN chuẩn quốc tế là yếu tố tiên quyết. 

Lĩnh vực tài chính ngân hàng (BFSI): Các ngân hàng, tổ chức tài chính, và công ty bảo hiểm yêu cầu rất cao về bảo mật, độ trễ thấp và kết nối đáng tin cậy. Cùng với đó là yêu cầu kết hợp các giao dịch thời gian thực, dịch vụ ngân hàng số và truyền dữ liệu an toàn với chi phí thấp. Việc triển khai SDWAN giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu trên, đảm bảo kết nối an toàn giữa các chi nhánh, hội sở, trung tâm dữ liệu và hệ thống ATM.  

Lĩnh vực Bán lẻ: Các nhà bán lẻ thường vận hành chuỗi cửa hàng trên nhiều khu vực địa lý khác nhau nên cần giải pháp tiết kiệm chi phí, tập trung mạng lưới. SD-WAN được sử dụng để liên kết từng cửa hàng với trung tâm, đảm bảo đường truyền cho hoạt động quản lý hàng hóa và hệ thống thanh toán. 

Lĩnh vực logistic: Doanh nghiệp trong lĩnh vực logistic cần kết nối thời gian thực để theo dõi các lô hàng, quản lý hoạt động của đội xe và phối hợp các kho bãi phân phối hoặc trung tâm phân phối. Một mạng lưới linh hoạt là điều cần thiết để theo dõi tài sản và duy trì liên lạc hiệu quả. SD-WAN cho phép doanh nghiệp kết nối các kho hàng và trung tâm phân phối.

Các lĩnh vực khác (Y tế, giáo dục, sản xuất…): Các lĩnh vực khác có hoạt động phân tán, nhiều chi nhánh đều nên áp dụng SD-WAN để tập trung quản lý, giảm chi phí và tăng hiệu suất ứng dụng. 

Với nền tảng hạ tầng đạt chuẩn quốc tế, CMC Telecom không chỉ cung cấp giải pháp SASE SD-WAN chuẩn MEF 3.0 mà còn mang đến một hệ sinh thái dịch vụ toàn diện, từ Data Center, Cloud, Security đến Managed Service cùng với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, luôn sẵn sàng giúp doanh nghiệp có một nền tảng kết nối linh hoạt, hiệu quả và an toàn. 

Chứng chỉ MEF SASE 3.0 SD-WAN là một tiêu chuẩn của tổ chức MEF (Metro Ethernet Forum) – Diễn đàn phi lợi nhuận toàn cầu, quy tụ các nhà cung cấp mạng, điện toán đám mây và công nghệ hàng đầu thế giới định hình kỷ nguyên mới cho các dịch vụ Network-as-a-Service (NaaS). MEF SASE SD-WAN 3.0 đề cao tính tương thích đa nền tảng, tối ưu hiệu suất mạng, bảo mật tiên tiến và khả năng mở rộng linh hoạt, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp

Hiện nay MEF có hơn 200 thành viên là các công ty công nghệ hàng đầu thế giới: Telstra (Úc), AT&T, Verizon (Mỹ), British Telecom (Anh), China Telecom (Trung Quốc), … cùng phát triển các tiêu chuẩn, chứng chỉ và API nhằm đẩy nhanh quá trình tự động hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trên toàn hệ sinh thái.