Dưới tác động của đại dịch, điện toán đám mây cho thấy nhiều thế mạnh vượt trội về tính linh hoạt và tối ưu chi phí, đặc biệt với các doanh nghiệp SME quy mô vừa và nhỏ. Dưới đây là nhóm các dịch vụ điện toán đám mây đang là xu hướng sử dụng của phần lớn Doanh nghiệp SME trong năm 2020 và sẽ còn tăng trưởng trong 2021.
Theo tư vấn của Top 4 nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây “Make in Vietnam” – CMC Telecom thì có 4 nhóm dịch vụ quan trọng mà doanh nghiệp SME cần sử dụng để đảm bảo phần hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp và tạo đà tăng trưởng doanh thu trong năm 2021.
Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh, đối với doanh nghiệp SME có tốc độ tăng trưởng dữ liệu của người dùng theo thời điểm hoặc chủ yếu kinh doanh trên môi trường online thì việc chuyển hẳn sang mô hình Cloud Server thay cho Server vật lý trước đây là sẽ là lựa chọn thông minh.
Cloud Server giúp chủ doanh nghiệp không tốn chi phí mua sắm phần cứng, lo lắng về việc thay thế thiết bị hoặc rủi ro về lưu trữ dữ liệu trong khi có thể dễ dàng lựa chọn cấu hình theo nhu cầu kinh doanh và mở rộng khi có nhu cầu trong thời gian chỉ tính bằng phút.
Theo CMC Telecom nhu cầu “di trú dữ liệu” từ các đám mây quốc tế về trong nước cũng đang gia tăng khi năng lực của các NCC trong nước đã có thể đáp ứng tốt nhu cầu doanh nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông đầu tháng 12/2020 cũng vừa công bố 5 NCC Điện toán đám mây Make in Vietnam đã đạt tiêu chí phục vụ Chính phủ điện tử. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp thay đổi tư duy và có các tiêu chuẩn cụ thể khi lựa chọn dịch vụ điện toán đám mây.
Các doanh nghiệp hiện nay không còn xa lạ gì với các ứng dụng trực tuyến hỗ trợ cho các tương tác nội bộ và cả với khách hàng một cách chuyên nghiệp như Gmail, Skype, MS Teams, Word, Excel, …. Nhờ có public cloud, doanh nghiệp không còn phải tốn chi phí đầu tư mua từng phần mềm cài đặt hay phải có nhân sự IT cho những cài đặt cập nhật định kỳ, cho mọi quy mô chỉ từ 1 – 2 người. Microsoft 365, Google Workspace (tên gọi cũ là G-Suite) đang mang đến cách làm việc mới linh hoạt hơn bao giờ hết cho phép người dùng truy cập và làm việc mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị. Miễn là có Internet và có điện, tất nhiên là vậy.
Theo báo cáo mới nhất của Microsoft vào 27/10 cho biết, các dịch vụ điện toán đám mây trong quý III/2020 thu về 15,2 tỷ USD doanh thu, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Microsoft 365 cho doanh nghiệp tiếp tục là “con gà đẻ trứng vàng” của Microsoft khi doanh thu tăng tới 21%.
Ngoài ra, nhu cầu học tập, làm việc từ xa cũng tạo điều kiện cho Microsoft Teams tăng trưởng nhanh trong vòng 6 tháng qua. Microsoft Teams hiện có khoảng 115 triệu người dùng hoạt động hằng ngày – tăng hơn 50% so với nửa năm trước. Riêng với Google Workspace khi tính đến tháng 3 đã đạt 6 triệu doanh nghiệp sử dụng trên toàn thế giới – tăng từ 5 triệu vào tháng 2 năm 2019 (Theo chia sẻ Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Microsoft, Javier Soltero trên báo CNBC).
Khi môi trường kinh doanh online đang trở thành mảnh đất màu mỡ, nhiều doanh nghiệp SME lựa chọn hình thức kinh doanh hoàn toàn online. Nghĩa là doanh nghiệp không thuê cửa hàng thậm chí không tốn chi phí nhân công vận chuyển hay kho bãi thông qua việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử. Doanh nghiệp nhỏ thì dựa trên các hỗ trợ sẵn có của các sàn, doanh nghiệp quy mô vừa thì sở hữu thêm các trang bán hàng trực tuyến. Điều này đồng nghĩa với việc để tối ưu chi phí và tăng tương tác hiệu quả đến khách hàng cuối các doanh nghiệp SME chỉ cần đầu tư vào phần mềm quản trị dữ liệu, tương tác khách hàng.
Công cụ mở trên môi trường điện toán đám mây đang được không ít doanh nghiệp SME trên thế giới ưa chuộng hiện nay có thể kể đến Freshworks. Với mức giá hợp lý, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ có thể chọn lựa các công cụ như Freshchat – phần mềm chat trực tuyến tích hợp vào web hoặc ứng dụng điện thoại, Freshdesk – quản lý tất cả các cuộc trò chuyện với khách hàng từ đa kênh omnichannel, Freshmaketer – công cụ tối ưu tỉ lệ chuyển đổi user trên web hay Freshwork CRM– nền tảng CRM tự động hoá kết nối đầy đủ các thông tin về khách hàng.
Điểm đặc biệt là Freshworks hiện nay đã được “Việt hóa”, có khả năng tích hợp các dịch vụ viễn thông (Voice & SMS của CMC Telecom) nhằm đáp ứng tính liên tục khi sử dụng phần mềm Freshworks trong quá trình chăm sóc khách hàng hay quản lí kinh doanh.
Với nghị định 91/2020/NĐ-CP về tin nhắn rác có hiệu lực từ ngày 1/10/2020, các doanh nghiệp cần suy nghĩ nghiêm túc về việc sử dụng các dịch vụ thoại, đầu số được đăng ký cấp phép.
Tham khảo nhu cầu sử dụng Voice của doanh nghiệp từ CMC Telecom, đại diện này cho biết: “Năm 2020 là năm chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các dịch vụ Voice trong phân khúc khách hàng SME mới. Cứ 5 khách hàng mới thì sẽ có 3 đơn vị lựa chọn dịch vụ như Voice với đầu số cố định 710, đầu số 1900/1800 hoặc dịch vụ Mobile Sip Trunking (sử dụng kênh truyền internet để kết nối các đầu số di động), thậm chí là SMS Brandname. Nhu cầu cắt giảm chi phí phí, xây dựng nền tảng quản lý cuộc gọi chuyên nghiệp và tạo ra những nhận dạng thương hiệu thông qua đầu số cuộc gọi, tin nhắn là những động lực chính thu hút sử dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.”
Lựa chọn các dịch vụ thoại, tổng đài ảo là một công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô từ vừa và nhỏ cho đến doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp có thể quản lý được các chiến dịch quảng cáo của mình từ nhiều kênh khác nhau bằng việc gán số điện thoại riêng cho các nhân viên kinh doanh. Đồng thời cũng biết được quảng cáo hay số điện thoại nào đang có khả năng đáp ứng nhiều nhất cho khách hàng tiềm năng.