Các nhóm sản phẩm CMC

Tại sao SD-WAN là ưu tiên của Doanh nghiệp khi bắt đầu chuyển đổi số?

Th12 14, 2020

Theo ReportLinker, quy mô thị trường toàn cầu của dịch vụ SD-WAN (Software-Defined Wide Area Network) dự kiến sẽ tăng trưởng $9.8 tỷ đô la vào năm 2026. Nguyên nhân chính là SD-WAN – giải pháp triển khai mạng diện rộng sử dụng mạng điều khiển bởi phần mềm SDN (Software-Defined Networking) cho phép cải thiện hiệu suất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cơ sở mạng mà vẫn giảm chi phí kết nối cho doanh nghiệp.

Đồng thời công nghệ mạng WAN truyền thống đã và đang bộc lộ nhiều điểm yếu trong giai đoạn “nhà nhà lên mây” trên thế giới cũng như tại Việt Nam. SD-WAN ra đời đã ứng dụng phần mềm và công nghệ ảo để tạo ra một mạng WAN “mới” đáng tin cậy và nhanh hơn.

SD-WAN khác gì với công nghệ mạng WAN truyền thống?

Một trong những ưu điểm của SD-WAN giúp hài lòng doanh nghiệp là khả năng nhận biết và điều phối dữ liệu một cách thông minh. Lấy ví dụ như ứng dụng Webex của Cisco yêu cầu độ trễ thấp trong khi Office 365 của Microsoft yêu cầu tính toàn vẹn dữ liệu cao hay các ứng dụng AI, Camera, Big Data, … yêu cầu truyền tải dữ liệu lớn. SD-WAN sẽ giúp tối ưu hóa đường dẫn cho các loại ứng dụng phù hợp hoặc ứng dụng được ưu tiên để đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Mặt khác, SD-WAN làm giảm tối thiểu thời gian ngừng mạng bằng cách phát hiện thời gian thực sự cố đường truyền và tự động chuyển sang các liên kết khác đang hoạt động. Với các doanh nghiệp sử dụng từ 2 đường WAN, giải pháp SD-WAN giúp mở rộng được băng thông với chi phí không đổi bằng cách chuyển đổi 1 đường WAN sang FTTH.

 

 

Mô hình hệ thống SD-WAN

 

Sự tiện lợi và linh động của SD-WAN còn cho phép các tổ chức đơn giản hóa việc triển khai tập trung và thiết lập tự động hóa để tiết kiệm thời gian – Điều mà công nghệ WAN truyền thống vẫn chưa giải quyết được. Bộ điều khiển tập trung SD-WAN còn cung cấp các bảng phân tích nâng cao về tính khả dụng của liên kết WAN, hiệu suất SLA, số liệu lịch sử giúp người quản trị đánh giá được sự cố và khắc phục nhanh chóng.

SD-WAN “thân thiện” với môi trường đám mây

SD-WAN cung cấp tùy chọn triển khai hệ thống quản trị (Controller) theo phương án truyền thống cài đặt tại chỗ (on-premise) hoặc triển khai trên nền công nghệ đám mây.

 

 

Trung tâm điều hành mạng CMC Telecom – Nhà cung cấp giải pháp SD WAN tại Việt Nam

 

Tuy nhiên, với các doanh nghiệp sử dụng đa đám mây, việc chọn lựa giải pháp SD-WAN thông thường là chưa đủ để giải quyết những thách thức về tốc độ truyền dẫn cũng như quản lý tập trung giữa các đám mây.

Tại Việt Nam hiện nay, CMC Telecom đang là lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp để giải quyết những thách thức trong môi trường Đa đám mây. So với các nhà cung cấp khác, CMC Telecom có lợi thế về hạ tầng cáp quang lớn mạnh trong và ngoài nước, đội ngũ IT trình độ cao cùng hạ tầng Data Center đạt chuẩn có khả năng kết nối đa đám mây. Đồng thời CMC Telecom hiện là đơn vị duy nhất cung cấp đường kết nối trực tiếp đến các đám mây Google, Microsoft, AWS, Oracle, IBM. Điều này giúp CMC Telecom đáp ứng được cả nhu cầu khắt khe nhất của khối Tài chính – Ngân hàng, các doanh nghiệp lớn khi cần tích hợp mô hình hoạt động trên hạ tầng điện toán đám mây. CMC Telecom cũng là nhà phân phối bộ giải pháp SD-WAN của nhiều hãng lớn như Cisco, Vmware, Fortinet, …

 

 

Kiến trúc SD-WAN tích hợp đầy đủ các giao thức định tuyến, bảo mật với quy mô lớn ngay trên nền tảng đám mây. Người quản trị có thể kiểm soát ngay trên một nền tảng duy nhất.

 

Để đảm bảo an ninh dữ liệu trong môi trường kết nối mạng diện rộng, các thiết bị trong mạng SD-WAN từ thiết bị quản trị tới các Edge đều được “Trusted” lẫn nhau thông qua Certificate trước khi truyền tải dữ liệu nhằm ngăn chặn việc giả mạo thiết bị và các tấn công DDoS. Hơn nữa, các lưu lượng và tài sản quan trọng có thể được phân vùng và bảo vệ bằng cách tận dụng các giải pháp bảo mật có trong SD-WAN như tường lửa NGFW, IPS, SSL, lọc web URL, …

Thông qua giao diện quản trị, doanh nghiệp sẽ dễ dàng giám sát các ứng dụng đang truyền tải qua hệ thống mạng, đảm bảo các ứng dụng được tối ưu trên những kết nối ổn định nhất cũng như xác định nhanh chóng các cuộc tấn công.

Như vậy, gốc rễ của hành trình chuyển đổi số bắt nguồn chính từ những cơ sở hạ tầng CNTT cơ bản của mỗi doanh nghiệp mà trong đó, việc quy hoạch và thiết lập mạng diện rộng sẽ là “xương sống” quyết định yếu tố phát triển ổn định của mọi hoạt động về sau. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã bắt đầu nghiên cứu và có xu hướng chuyển dịch sang SD-WAN như Vinamilk, PG Bank, Metlife, MSB, BIDV, SHB, AIA, …