Các nhóm sản phẩm CMC

Doanh nghiệp kinh tế số đã hành động, nắm bắt cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Th7 30, 2017

[BAODAUTU] Theo Nhóm công tác kinh tế số (thuộc Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam – VPFS) để Việt Nam có thể bắt kịp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì,các doanh nghiệp không chỉ nên kêu than, mà cần phải hành động. Phù hợp với tiêu chí đó, Nhóm cũng đã sớm có kế hoạch sẽ hành động tại diễn đàn kinh tế tư nhân sắp tới.

Tại  hội thảo chuyên đề kinh tế số vừa được tổ chức với chủ đề “Thúc đẩy thực thi chính sách để tạo đà nắm bắt cách mạng công nghệ 4.0” ông Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Nhóm công tác Kinh tế số (VPSF), Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc FPT cho biết, ông ủng hộ với tiêu chí của nhóm, doanh nghiệp không chỉ nên kêu khó mà nhất thiết hành động, Và hành động đầu tiên chính là mạnh dạn đề xuất.

“Nhân đây, tôi cũng đưa ra đề xuất, đầu tiên là: cần phải bình đẳng các thành phần kinh tế khi tiếp cận các dự án ICT trong lĩnh vực sử dụng vốn nhà nước.Và không nên phân biệt thành phần kinh tế tham gia các chương trình tin học hoá cho khu vực công quyền”, ông Ngọc nói.

Đề xuất thứ 2 nên bỏ phí viễn thông công ích, thực tế doanh nghiệp viễn thông đang phải đóng phí thương quyền (0,5%/ doanh thu) và phí viễn thông công ích là (1.5%/doanh thu) vào quỹ do Bộ TT&TT quản lý và sử dụng.

Ông Ngọc cho rằng như vậy doanh nghiệp sẽ là một cổ hai tròng, việc đóng góp công ích là tự nguyện của doanh nghiệp không nên có quy định.

Cùng quan điểm với ông Ngọc, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Nhóm công tác kinh tế số VPFS, Chủ tịch HĐQT CMC Group cũng cho rằng việc đóng góp dựa theo phân trăm doanh thu là không hợp lý, công ích phải đóng theo tự nguyện và theo lợi nhuận của doanh nghiệp. Internet là hạ tầng kết nối của nền kinh tế số, phải khuyến khích hỗ trợ thì phải đóng thuế.

chu-tich-cmc

Ông Nguyễn Trung Chính

Đề xuất cuối và cũng là đề xuất quan trọng nhất, ông Ngọc đưa ra đó là nên thay thế nghị định 102. Bởi vì, nghị định có nhiều bất cập, các doanh nghiệp khó có thể áp dụng.

Ông Ngọc cho biết, các dự án của Bộ Tài chính cần có thời gian ít nhất 2 năm, có dự án 3 năm vẫn chưa xong chuẩn bị dự án, ngân sách được tiêu 85% phần cứng. Các chủ đầu tư buộc phải xé nhỏ để lách, khiến các dự án rất mạnh mún nhỏ lẻ…

Một bất cập nữa của nghị định 102 đó là, nghị định xuất thân từ xây dựng cơ bản lại chuyển sang công nghệ, phần mềm và dịch vụ còn ít, xây dựng cơ bản có bộ phận thiết kế, công nghệ thông tin không có bộ phận thiết kế. Nhưng công nghệ thông tin có bộ phận phân tích, thiết kế thi công công nghệ thông tin không có.

“Nên kiến nghị bỏ nghị định 102 và xây dựng cái mới, cứ cơi nới sửa chữa và dựa trên nguyên tác của xây dựng cơ bản thì có rất nhiều bất cập. Khi xây dựng cần chú ý yếu tố đặc thù ngành công nghệ thay đổi liên tục, không thể xây dựng như bản dự toán như xây dựng có bản cho nhiều năm”. Ông Ngọc nói.

Nguồn: http://baodautu.vn/doanh-nghiep-kinh-te-so-da-hanh-dong-nam-bat-cuoc-cach-mang-cong-nghe-40-d67171.html